Fed là gì? Nếu bạn chưa biết được họ là ai? Sự quyền lực của tổ chức tài chính này ghê gớm đến thế nào mà một câu nói của họ đủ làm rung chuyển thị trường tài chính toàn cầu.
Đặc biệt nếu bạn là một trader Forex hay chứng khoán thì bạn càng không thể không đọc bài viết này được. Bài viết sẽ giải đáp từ gốc đến ngọn mọi thắc mắc của bạn về Fed. Nào chúng ta hãy cùng bắt đầu tìm hiểu về tổ chức này nhé.
1. Fed là gì? Tổ chức này có gì đặc biệt

Fed là tên viết tắt của cụm từ The Federal Reserve Board. Thường được người Việt biết đến với cái tên ‘Cục dữ trữ Liên Bang Mỹ Fed’
Được thành lập từ năm 1913, Fed với vai trò là Ngân Hàng trung ương Mỹ (Central bank), có chức năng điều hành mọi chính sách tiền tệ của đất nước Hoa Kỳ. (Tại Việt Nam chúng ta gọi là Ngân Hàng Nhà Nước).
Điều đặc biệt là các Central bank trên thế giới đều phải chịu sự quản lý của chính phủ. Nhưng Fed lại hoạt động như một cơ quan độc lập, không chịu sự giám sát của chính phủ Mỹ.
Do đó mọi quyết định, quyết sách do The Fed ban hành đều không chịu bất kỳ tác động chính trị nào bên ngoài, nếu có thì cũng rất ít.
Vì không chịu sự kiểm soát của Chính Phủ nên về bản chất Fed chẳng khác gì một Ngân Hàng tư nhân. Nhưng lại mang cái mác của một Ngân hàng Trung Ương.
Đến đời tổng thống Trump – Vị Tổng Thống kỳ lạ nhất nước Mỹ. Mặc dù nhiều lần đe dọa sa thải Chủ Tịch Fed – Jerome Powell. Hoặc gây sức ép buộc Fed phải đưa ra các chính sách có lợi cho Tổng Thống.
Nhưng về mặt Hiến Pháp, Tổng Thống không có quyền hành gì để làm những điều đó cả. Nên dù có không hài lòng thì TT Trump chỉ có thể lên Twitter cà khịa The Fed mà thôi.

2. Cơ cấu tổ chức của FED (Federal Reserve System)

Đứng đầu Fed là Fed Chair man – Chủ tịch Fed. Dưới quyền của vị chủ tịch này là một hội đồng Thống Đốc là nơi tập hợp những con người trong giới tinh hoa tài chính Mỹ
FOMC là gì?
Trong hội đồng Thống Đốc này lại được chia làm 2 bộ phận
- Ủy ban thị trường mở Liên Bang (FOMC- Federal Open Maket Committee). bao gồm 7 Thống Đốc Fed đại diện cho 7 vùng do chính Tổng Thống chỉ định và được Quốc Hội phê duyệt
- Bộ phận thứ 2 là Hội đồng tư vấn cấp cao ít khi xuất hiện ngoài chính trường, nên cũng ít người để ý đến
Dưới đó là các Chủ tịch đại diện cho 12 ngân hàng dự trữ của các bang. Dưới cùng là các ngân hàng thương mại trải rộng trên khắp nước Mỹ.
Chủ tịch Fed – Greenspan
Để trở thành người lãnh đạo của một tổ chức tài chính bậc thế giới như Fed (Fed Chair), đòi hỏi phải là những con người xuất chúng nhất trong giới tài chính.
Trong lịch sử tồn tại của mình Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed, đã trải qua rất nhiều đời lãnh đạo. Nhưng một nhân vật đã trở thành biểu tượng của Fed nói riêng và thị trường tài chính nói chung phải kể đến Alan Greenspan

Theo luật thì một Fed Chairman chỉ được cầm quyền trong vòng 4 năm. Nhưng Greenspan lại là ngoại lệ, ông cầm quyền đến 20 năm, trải qua 5 nhiệm kỳ (1987-2006) và đi qua hai cuộc Khủng Hoảng kinh tế Thế Giới (Financial Collapse).
Nên ông được giới tài chính gọi là Lão Ma Đầu để thể hiện sự kính trọng về cái đầu đầy sạn và năng lực của ông. Greenspan được xem là người hùng trong hai cuộc khủng hoảng kinh tế là:
- Khủng hoảng kinh tế năm 1987
- Bóng bóng Dot com năm 2000 (Dot-com bubble)
Nhưng chính ông cũng bị cáo buộc là người gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 – Bong bóng bất động sản. Vì chính sách giải cứu nền kinh tế trong cuộc khủng hoảng năm 2000.
Xem qua bài viết Khủng hoảng kinh tế 2008. Để biết rõ hơn những nguyên nhân sâu xa của cuộc suy thoái, cũng như những bàn tay vô hình nào đã tác động đến sự kiện này như thế nào nhé
3. Fed hoạt động như thế nào? Quyền lực của Fed lớn đến thế nào

Fed điều hành và tổ chức cuộc họp FOMC (FOMC meeting) 8 lần một năm nhằm đưa ra các quyết định cắt giảm, hay tăng lãi suất của đồng USD (cut rate/ raise rate) cũng như đưa ra những định hướng tương lai cho nền kinh tế Hoa Kỳ.
Mỗi lần FOMC được tổ chức, là Thị Trường tài chính Thế Giới lại được phen nháo nhào với những biến động rất lớn trên thị trường. Mỗi lời nói của chủ tịch Fed đều được các nhà báo, các Trader nhà nghề, lãnh đạo của các Quỹ Phòng Hộ đem ra mổ xẻ phân tích để đưa ra những chiến lược tương lai cho tổ chức của mình.
Hằng năm vào Tháng 2 và Tháng 7. Chủ tịch Fed sẽ điều trần trước Quốc Hội và đưa ra một bản báo cáo về chính sách tiền tệ. Nó bao gồm các dự báo về tăng trưởng kinh tế Mỹ trong tương lai, tình hình lạm phát, số lượng việc làm…
Đây là một trong những sự kiện quan trọng bậc nhất, luôn được các Trader nhà nghề nghe nghóng, chờ đợi. Nó quan trọng đối với toàn bộ thị trường tài chính toàn cầu, chứ không riêng gì thị trường Mỹ.
Nếu Fed có một cái nhìn lạc quan về nền kinh tế => Chứng khoán và USD sẽ lên. Nếu họ tỏ ra bi quan về tương lại của nền kinh tế thì thị trường sẽ trở nên điên loạn.
4. Nhiệm vụ tối thượng của Fed là gì?
Như bao Ngân Hàng Trung Ương khác. Nhiêm vụ của Fed là đưa ra các chính sách giúp ổn định giá cả, tạo công ăn việc làm, đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế như đã hứa với Quốc Hội.
Để đạt được mục tiêu đó Fed luôn tìm mọi cách để kiềm chế lạm phát. Lạm phát luôn là kẻ thù số một của the Fed.

5. Những công cụ giúp Fed kiềm chế lạm phát là gì? Fed đã dùng chúng như thế nào?
Hai công cụ mà Fed thường dùng để điều chỉnh Lạm Phát là:
- Thị trường mở (Open Market Operations)
- Lãi suất (Fed Fund Rate)
Cụ thể như Fed sử dụng chúng như thế nào. bạn hãy cũng webtuhoc đi sâu vào từng loại công cụ nhé.
5.1 Điều tiết các hoạt động tại thị trường mở
Tại đây Fed sẽ điều tiết các hoạt động mua bán Trái phiếu Chính Phủ, Tín phiếu Kho Bạc trên thị trường Liên Ngân Hàng. Bạn có thể hình dung như thế này.
Thời kỳ lạm phát tăng cao
Khi nền kinh tế phát triển quá nóng, giá cả hàng hóa tăng làm cho tiền mặt bị mất giá. Fed sẽ bán ra các tài sản trên, để thu USD về, qua đó rút bớt lượng tiền mặt trong thị trường => USD trở nên khan hiếm => USD có giá trở lại.
Thời kỳ kinh tế suy thoái
Fed sẽ tìm cách bơm tiền mặt ra thị trường, để khuyến khích người dân tiêu dùng. => Fed đứng ra thu mua Trái phiếu Chính Phủ, và trả cho người bán bằng USD.
Ví dụ điển hình gần đây nhất là Fed tung ra các gói cứu trợ QE trong suốt những năm 2009-2014. Nhằm vực dậy nền kinh tế sau cuộc suy thoái 2008.
5.2 Điều chỉnh lãi suất cho vay cơ bản – Fed Fund Rate
Đê nắm được cách mà Fed điều chỉnh lãi suất như thế nào mà có thể kiềm chế được lạm phát. Trước tiên chúng ta cần giải đáp được câu hỏi Lãi suất Fed là gì?
Lãi suất Fed là gì?
Về nguyên tắc các ngân hàng thương mại trên thế giới muốn hoạt động, phải có một khoản tiền để dành, và phải nộp về Ngân Hàng Nhà Nước. Khoản tiền này gọi là Dự trữ bắt buộc.
Để đề phòng, khi có biến cố xảy ra, người dân đổ xô đến rút hết tiền trong ngân hàng ra. Thì cũng có cái mà chi trả.
Vì một lý do nào đó. Một ngân hàng thương mại trong hệ thống không có tiền nộp lại cho Fed vào cuối mỗi ngày. Thì Fed sẽ đi vay từ các ngân hàng thương mại khác trong hệ thống để bù vào. Hoặc chính Fed sẽ đứng ra cho vay
Mà khi vay thì phải trả lãi. Lãi suất cho vay này được gọi là Federal Reserve Fund Rate. Nói gọn lại là Fed Fund Rate – Lãi suất cơ bản.
Tại sao gọi là Lãi suất cơ bản? Vì các ngân hàng thương mại sẽ dựa vào đây để làm cơ sở xây dựng các mức lãi suất riêng cho ngân hàng của mình.
Khi lãi suất cơ bản tăng => Các ngân hàng thương mại phải trả lãi cho Fed nhiều hơn => Các mức lãi suất khác cũng phải tăng theo.
Và ngược lại nếu lãi suất cơ bản giảm. Thì các ngân hàng cũng giảm lãi suất cho vay của mình. Vì chí phí đi vay Fed không đắt đỏ như trước nữa.
Thời kỳ lạm phát tăng cao
Fed sẽ nâng mức lãi suất cơ bản lên => Các ngân hàng thương mại phải trả lãi cho Fed nhiều hơn => Các ngân hàng thương mại không dám cho vay bên ngoài bừa bãi nữa, khách đủ chuẩn mới cho vay => Số tiền cho vay sẽ ít lại => Giảm bớt lượng tiền mặt bơm ra thị trường => Đồng tiền có giá trở lại
Thời kỳ nền kinh tế suy thoái
Fed sẽ giảm lãi suất cơ bản, để người dân thấy lãi suất ở các ngân hàng thương mại rẻ quá => Kéo nhau đi vay tiêu dùng, đầu tư, mở công ty làm ăn. => Kinh tế phát triển.
Hai công cụ mà Webtuhoc đã nếu ở trên có thể được dùng độc lập, hoặc cũng có thể cùng lúc.
Trong đợt khủng hoảng kinh tế 2008 vừa qua. Fed đã kết hợp cả hai
- Cắt lãi suất cơ bản về 0.25%
- Tung ra lần lượt ba gói nới lỏng định lượng QE (Quantitative Easing). Được xem là lớn nhất trong lịch sử tài chính hiện đại.
Kết quả sau khi chơi song kiếm hợp bích hai liều thuốc giảm đau kinh tế hạng nặng đó. Chỉ sau 1 năm, nền kinh tế Mỹ đã phát triển trở lại từ 2009 tới giờ. Một chuỗi phát triển dài nhất và thăng hoa nhất.
Nếu không có con virus coronavirus từ trên trời rơi xuống. Thì không biết chuỗi phát triển kinh tế của Hoa Kỳ đến bao giờ mới kết thúc.
Đợt dịch Covid-19 năm 2020 này Fed có định tung ra gói cứu trợ nào phá kỷ lục năm 2008 không. Chỉ có thời gian mới trả lời được.

6. Kết luận
Hy vọng qua bài viết trên của webtuhoc. Bạn đọc đã giải đáp được những thắc mắc về Fed là gì? Vai trò, cách hoạt động của tổ chức này trong nền kinh tế Mỹ, cũng như sự quyền lực của Fed đến thế nào đến thị trường tài chính toàn cầu.
Nếu bạn là một trader nhà nghề thì đừng bỏ qua 2 bài viết thú vị này nhé.
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.