• Trang chủ
  • Forex
  • SEO
    • Khóa Học
  • Tiếng Anh
  • Giới Thiệu
    • Về Web Tự Học
    • Về Tác giả
    • Liên Hệ

Web Tự Học

Tự Học Forex, Tiếng Anh, SEO, Kiếm tiền Online

Khủng hoảng kinh tế 2008 – Những sự thật bị giấu kín

Nội dung bài viết

  • 1. Diễn biến cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008
  • 2. Các giai đoạn dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 2008
    • GĐ1: Fed tiến hành cắt lãi suất với tốc độ ánh sáng để cứu nền kinh tế vào năm 2000
    • GĐ2: Fed mua lại khoản vay của người dân
    • GĐ3: Chứng khoán hóa các khoản vay
  • 3. Những bí mật phía sau & Hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008

Có phải Khủng hoảng kinh tế 2008 chỉ đơn thuần là một chu kỳ kinh tế bình thường – Cứ sau 10 năm sẽ xảy ra suy thoái một lần? Liệu có những bàn tay vô hình nào đã nhào nặn nên cuộc chơi này?

Để tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa, và gốc rễ của vấn đề. Thì bạn không thể nào bỏ qua bài viết này, nào hãy cùng webtuhoc đi đến tận cùng của cuộc suy thoái này nhé.

1. Diễn biến cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008

khung-hoang-kinh-te-2008
Khủng hoảng nhà đất Mỹ – Nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế 2008

Sau một thời gian dài phát triển với tốc độ thần tốc. Đầu năm 2006, Số lượng người mua nhà mới giảm dần đều, dẫn đến số lượng nhà xây mới tại Mỹ cũng bắt đầu chậm lại. Những người trong cơn sốt nhà đất đang cảm thấy điều gì đó không ổn.

Năm 2006 cũng là năm mà nước Mỹ bước vào năm thứ 4 tăng trưởng liên tục. Dấu hiệu lạm phát bắt đầu xuất hiện, giá cả các mặt hàng cũng tăng phi mã theo sự phát triển của nền kinh tế và giá nhà đất.

Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed cũng dần cảm nhận được điều đó. Fed với tôn chỉ giết chết lạm phát bằng mọi giá, đã phản ứng lại bằng cách tăng mạnh lãi suất với tần suất liên tục.

Điều này đã làm cho những người vay nợ dưới chuẩn bị Shock. Vì những người này trước đây với nguồn tài chính eo hẹp, tiền không dư dả bao nhiêu.

Nhưng khi thấy Chính Phủ cho vay với lãi suất siêu thấp 1,75%. Cộng với việc thấy ai cũng vay tiền mua nhà, mua đất. Cũng vội vàng đi vay sợ mất phần.

Nhưng giờ đây lãi suất tăng cao với tốc độ chóng mặt như vậy. Sức ép tài chính lên những người này vô cũng lớn. Chưa kể nhiều người còn sở hữu một lúc 2-3 căn nhà nhưng chỉ toàn là tiền đi vay.

Giống như kiểu bình thường bạn vay 1 tỷ với lãi suất 1,75% thì mỗi tháng bạn chỉ phải trả tầm 1,5 triệu, mọi thứ đang rất suôn sẻ. Đột nhiên lãi suất tăng lên 7 lần, có nghĩa mỗi tháng bạn phải trả 10 triệu thì lúc này vấn đề mới bắt đầu xảy ra.

Tỷ lệ nợ quá hạn, vỡ nợ, phá sản tăng lên một cách chóng mặt. Các ngân hàng thương mại (NHTM) bắt đầu đi xiết nợ bằng cách tịch thu những căn nhà của những người mất khả năng chi trả.

Nhiều người đủ khả năng trả lãi thì ráng cầm cự, rồi tìm cách bán bớt vài căn, để lấy tiền nuôi căn còn lại. Nhưng giá nhà lúc này không còn như giá nhà lúc trước.

Nhà xây mới không bán được cũng là lúc mọi người nhận ra thị trường đang bão hòa, và những cơn sốt đất trước kia thật ra là do người ta đang thổi phồng giá trị chứ không phải nhu cầu nhà ở nhiều đến như vậy.

=> Thị trường nhà đất bắt đầu sụp đổ, giá nhà giảm không phanh

=> Những khoản chứng khoán từ khoản vay mua nhà của người dân do hai công ty tài chính lớn Fannie Mae và Frieddie Mac phát hành cũng dần mất giá trị theo (2 công ty này được Chính Phủ bảo trợ)

=> Các đại ngân hàng như Bear Stearms, Lehman Brother, những ngân hàng mua lại đống chứng khoán độc hại từ 2 công ty tài chính trên cũng bị thua lỗ nặng nề. Các ngân hàng này đã phải nộp đơn xin phá sản trong sự ngỡ ngàng của người dân. Vì không ai nghĩ những ngân hàng như thế lại có thể phá sản chỉ trong một đêm.

=> Người dân ùn ùn kéo đến các ngân hàng này để rút tiền, nỗi sợ hãi xuất hiện trong lòng xã hội và thị trường tài chính.

Cuối tháng 2, đầu tháng 3/2007. Một đợt bán tháo kỷ lục trên thị trường tài chính toàn cầu. Thị trường chứng khoán Trung Quốc bị rớt 9%, Thị trường Forex rung lắc mạnh và hàng loạt báo cáo bi quan về kinh tế Mỹ được đưa ra.

Trước tình thế đó, Cục dữ trữ liên bang Mỹ Fed – Cơ quan quyền năng tối cao của làng tài chính, đã lên tiếng trấn an thị trường. Họ quả quyết rằng nền kinh tế Mỹ hoàn toàn miễn dịch trước sự sụp đổ của thị trường nhà đất.

Sau lời trấn an đó Thị trường chứng khoán Mỹ đã có những phiên tăng giá kỷ lục vào quý 2 năm 2007. Bất chấp những chỉ số kinh tế đang đi ngược lại những lời FED nói.

Nhưng rồi đến tháng 7/2007, là lúc mà những con người trong thị trường tài chính bắt đầu có những nghi ngại về sự tăng giá này. Vì các vụ phá sản vẫn diễn ra, nhà đất vẫn tiếp tục bị thu hồi, các chỉ số kinh tế đang dàn đi xuống.

Các khoản vay chứng khoán được xếp hạng AAA (được xem là những cổ phiếu mua không bao giờ lỗ) bất ngờ bị hạ tín dụng xuống hạng F. Một sự bán tháo trên toàn thị trường bắt đầu diễn ra.

9 ngày sau Fed vẫn tuyên bố ‘Giờ là lúc quan tâm về lạm phát nhất chứ không phải giải quyết thị trương nhà đất’ và quyết không hạ lãi suất.

Nhưng sau đó Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đã triệu tập một cuộc họp khẩn để đưa ra quyết định cắt giảm mức lãi suất cơ bản xuống 50 điểm.

Diễn biến thị trường ngày càng xấu đi, số lượng ngân hàng đệ đơn xin phá sản ngày càng nhiều và vô số dấu hiệu suy yếu kinh tế xuất hiện với mật độ dày đặc, đây chính là nguyên nhân buộc NHTW phải cắt giảm lãi suất xuống 100 điểm vào năm 2007

Sau đó là một đợt cắt giảm đột ngột chưa từng có tiền lệ, xuống 125 điểm chỉ trong chín ngày vào tháng 1/2008, kéo lãi suất Fed xuống còn 3%. Nhưng tất cả đã quá muộn cuộc khủng hoảng đã diễn ra mất rồi.

2. Các giai đoạn dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 2008

Bây giờ chúng ta sẽ đi vào phân tích từng giai đoạn, suy xét từng chi tiết để có cái nhìn rõ hơn nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này là từ đâu nhé.

GĐ1: Fed tiến hành cắt lãi suất với tốc độ ánh sáng để cứu nền kinh tế vào năm 2000

Khi Bong Bóng Dotcom năm 2000 nổ. Greenspan với vai trò Fed Chair Man đã chỉ đạo cho bơm tiền mặt ra thị trường, thông qua các chính sách nới lỏng tiền tệ QE (Quantitative Easing), nhằm khuyến khích người dân đi vay để sản xuất và tiêu dùng. Với hy vọng vực dậy nền kinh tế Mỹ càng nhanh càng tốt.

Từ 5/2001 đến tháng 12/2002 (hơn 1,5 năm). Fed tiến hành cắt giảm lãi suất cơ bản tới 11 lần từ 6.5 % xuống còn 1,75%/năm. Đây là một chính sách lãi suất siêu thấp. Nó khiến người dân ùn ùn kéo đến các ngân hàng thương mại (NHTM) để vay

Hình 5.1: FED cắt giảm lãi suất sau bong bóng dot com năm 2000

Điều này giống như việc bạn đi vay ngân hàng 1 tỷ => 1 năm bạn trả lãi 17,5 triệu => 1 tháng bạn trả tầm 1,5 triệu. Rẻ như cho, tội gì không vay để mà mua nhà, mua xe phải không nào.

GĐ2: Fed mua lại khoản vay của người dân

Hai công ty tài chính Fannie Mae và Frieddie Mac được lập ra dưới sự bảo trợ của Chính Phủ Mỹ. Với mục đích là người bơm tiền cho các NHTM khi cần.

Họ nói với các NHTM rằng, tụi bây cứ cho vay đi, có bọn tao đứng đằng sau rồi. Thiếu tiền cho vay thì cứ bán lại các khoản vay đó cho tụi tao, đừng sợ.

Chính điều này đã tạo đông lực mạnh mẽ ghê gớm cho các NHTM, và người dân. Bên cho vay và đi vay hoạt động vô cùng tích cực.

Các Ngân hàng thương mại trở nên dễ dãi hơn trong việc cho vay, điều kiện vay dễ dàng hơn. Mọi tầng lớp trong xã hội từ người thợ hồ, công nhân, cho đến các tầng lớp dưới của xã hội đều có thể vay được. Dẫn đến một khái niệm là Vay dưới chuẩn. Mỗi khi bạn nghe một thứ gì đó dưới chuẩn hãy nghĩ đến ‘Rác’.

Giờ đây trong tay ai cũng có tiền tỷ, thì tội gì mà không đầu tư vài cái nhà, vài lô đất. Tình trạng đầu cơ BĐS vì thế ngày càng tăng => Giá nhà đất chẳng mấy chốc đã bay lên tận cung trăng.

GĐ3: Chứng khoán hóa các khoản vay

Những người đứng đầu hai công ty tài chính Fannie Mae và Frieddie Mac lại là những người rất sáng tạo. Họ nảy ra một ý tưởng, tại sao chúng ta không chứng khoán hóa hết các khoản vay này rồi đem chúng đi bán kiếm lời.

Tức là bình thường bạn đi vay ngân hàng, sau khi vay xong cả hai sẽ cùng giữ những giấy tờ, chứng minh bạn đã từng vay nợ ngân hàng. Sau đó Fannie Mae và Frieddie Mac sẽ biến đống giấy tờ này thành một tờ giấy tượng trưng cho khoản vay đó, tất cả đều được bảo chứng bởi 2 công ty này.

Rồi họ gói tất cả các khoản vay lại trong một cái gọi là CDO, rồi bán chúng lại cho các công ty tài chính khác và các Ngân hàng Đầu Tư lớn như Bear Stearms, Lehman Brother, Merrill Lynch…

Rồi chính các công ty tài chính, các ngân hàng này lại tiếp tục bán lại cho các NHTM của Mỹ và các ngân hàng khác trên toàn thế giới dưới dạng trái phiếu.

Ai mà lại không mua những thứ tài sản có giá trị này chứ! Chúng được bảo chứng bởi những ngân hàng lớn như thế cơ mà! Chưa kể từ hai công ty tài chính được bảo trợ bởi Chính Phủ Mỹ nữa chứ. Yolo!

Cứ thế cái vòng luẩn quẩn đi vay, chứng khoán hóa các khoản vay, rồi bán chúng ra thi trường cứ lặp đi lặp lại. Mà thực chất cái gốc rễ vấn đề đi vay của người dân chỉ là để đầu cơ nhà, đất => Sốt đất, sốt nhà diễn ra khắp nơi.

Cho đến khi người ta chợt nhận ra rằng, nhu cầu nhà ở thật ra không cao như vậy, thì bóng bóng nhà ở tại Mỹ bắt đầu…Boom.

3. Những bí mật phía sau & Hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008

Sau khi đi qua các giai đoạn dẫn đến nguồn cơn của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Có lẽ bạn đã phần nào thấy được điều gì đó không đúng trong chuỗi sự việc phải không nào.

Bạn có nhận ra rằng việc mà 2 công ty tài chính Fannie Mae và Frieddie Mac đã làm – Chứng khoán hóa các khoản nợ xấu và bán ra thị trường.

Nó giống như bạn cố gắng bỏ những quả cam hư vào một cái thùng, đóng gói lại và bán nó với cái giá của loại cam hảo hạng (hạng AAA)

Những người làm việc này (Ban lãnh đạo của 2 công ty trên và giới ngân hàng), họ đều biết rõ, một ngày nào đó, một ai đó sẽ mở cái hộp ra và nhận ra những trái cam họ mua bấy lâu chỉ là những trái cam vô giá trị. Họ biết mọi thứ vì chính họ là người đóng gói những cái hộp đó lại mà.

Sau khủng hoảng, nhiều người bị mất việc, mất nhà, mất công ty, mất tất cả tiền tiết kiệm mà họ mất cả đời để dành dụm, những khoản tiền hưu mà họ dành để an dưỡng tuổi già cũng đã bốc hơi.

Còn những đại ngân hàng như Bank of America, Citibank và Chase là thủ phạm tiếp tay phát tán những khoản nợ xấu ra toàn thế giới lại được Chính Phủ giải cứu bằng chính số tiền thuế của người dân.

Họ đỗ lỗi nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng này tại người nghèo và dân nhập cư. Vì họ cho rằng những người này đã quá tham lam đi vay mượn tiền để sở hữu nhà khi tiền thì không có => Sụp đổ thị trường nhà => Sụp đổ thị trường tín dụng.

nguyen-nhan-khung-hoang-tai-chinh

Những gia tộc đứng sau các ngân hàng này lần lượt là

  • Bank of America – Do gia tộc Rothschilds kiểm soát
  • Citi Bank – Do gia tộc Rockkefellers kiểm soát
  • Chase – Do gia tộc Morgans kiểm soát

Có hay không một kịch bản trò chơi khủng hoảng tài chính đã được dựng sẵn bởi những tầng lớp tinh hoa để thâu tóm tiền của người dân vào tay họ. Khiến họ ngày càng giàu có và quyền lực hơn.

Bài Liên Quan

gia-dau-am
Giá dầu âm – Sự kiện chưa từng có trong lịch sử loài người
Fed-giong-nhu-thanos-cua-gioi tai-chinh-min
Fed là gì? Mà chỉ 1 búng tay đủ làm cả thế giới bay màu
pip-la-gi
Pip là gì? Cách tính pip để biết lời lỗ trong forex 2020
Forex la gi
Forex là gì? Tại sao nên tham gia Forex thay vì chứng khoán

Category: Forex

Bài viết trước « Pip là gì? Cách tính pip để biết lời lỗ trong forex 2020
Bài viết sau Fed là gì? Mà chỉ 1 búng tay đủ làm cả thế giới bay màu »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.

Sidebar chính

Theo dõi qua mạng xã hội

  • Email
  • Facebook
  • Twitter

Bài viết mới nhất

gia-dau-am

Giá dầu âm – Sự kiện chưa từng có trong lịch sử loài người

23/04/2020

Fed-giong-nhu-thanos-cua-gioi tai-chinh-min

Fed là gì? Mà chỉ 1 búng tay đủ làm cả thế giới bay màu

17/04/2020

khung-hoang-kinh-te-2008

Khủng hoảng kinh tế 2008 – Những sự thật bị giấu kín

15/04/2020

pip-la-gi

Pip là gì? Cách tính pip để biết lời lỗ trong forex 2020

12/04/2020

Forex la gi

Forex là gì? Tại sao nên tham gia Forex thay vì chứng khoán

31/03/2020